Hiện nay, bệnh nhiệt miệng
là một trong những bệnh phổ biến. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu,
không thoải mái cho người mắc bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng, một số
nguyên nhân phổ biến như:
- Hỏa độc, nhiệt độc ở
tỳ, vị: Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị.
Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi
đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.
- Thấp nhiệt ở tỳ, vị:
Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng)
ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những
vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn,
tưa lưỡi… Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt),
tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).
Có rất nhiều phương
pháp chữa nhiệt miêng, bài viết sau đây chia sẻ một số phương pháp dân gia điều
trị nhiệt miệng
ü Uống
nước khế chua: Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một
lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa
loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
ü Cỏ
mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để
thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính
sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn,
nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng
bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.
ü Lá
rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.
Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác
dụng giống như cỏ nhọ nồi.
ü Cùi
dừa: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng
3 đến 4 lần mỗi ngày.
ü Cà
chua: Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua,
hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất
công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi
ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
ü Vỏ
dưa hấu: Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng
trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt
miệng, lở miệng.
ü Lấy
50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào
chỗ lở 1-2 lần/ ngày.
ü Củ
cải trắng: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc
miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
0 nháºn xét trong bà i "Bị nhiệt miệng? Phải làm thế nào?"
Đăng nhận xét