Quai bị là một bệnh lây
truyền, có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào trong đó trẻ em trong độ
tuổi 5-8 tuổi là lứa tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất, và người lớn là ít bị mắc bệnh
nhất. Bệnh quai bị gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó nặng nhất là có
thể khiến bạn bị vô sinh.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh gây bởi vi rút
quai bị (Mumps virus), thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae.
Khả năng tồn tại: vi
rút có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ
15 - 20oC, khoảng 1-2 năm ở nhiệt độ âm sâu (- 25 tới -70oC). Bị diệt nhanh
chóng ở nhiệt độ trên 56oC, hoặc dưới tác động của tia tử ngoại, ánh sáng mặt
trời và những hóa chất khử khuẩn chứa clo hoạt và các chất khử khuẩn bệnh viện
thường dùng.
Nguồn
truyền nhiễm
Ổ chứa và nguồn truyền
nhiễm của bệnh quai bị là người. Người bệnh điển hình trong giai đoạn khởi phát
bệnh là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất, ngoài ra người mang vi rút không
triệu chứng (quai bị thể tiểm ẩn) cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm. Trong ổ dịch,
thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng có từ 3-10 người mang vi rút lành, chủ yếu
là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
Thời gian ủ bệnh: kéo dài, từ 12 - 25 ngày (2-3 tuần), trung
bình khoảng 18 ngày.
Thời kỳ lây truyền: Vi
rút có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có sốt, viêm
tuyến nước bọt) khoảng 3 - 5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng 7 - 10 ngày, đây chính là giai đoạn lây truyền
của bệnh, trong đó mạnh nhất khoảng 1 tuần xung quanh ngày khởi phát. Vi rút
cũng có thể thấy ở nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 2 tuần.
Phương thức lây truyền
Bệnh quai bị lây theo
đường hô hấp. Vi rút có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra
ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện..., người lành
hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải
ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa vi rút sống gây bệnh kích
thước nhỏ (từ 5 - 100 m) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét; những hạt
cực nhỏ, dạng khí dung (dưới 5 m) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở
những không gian kín, gặp gió các hạt khí dung chứa vi rút có thể phát tán xa
hơn.
Phòng
và điều trị bệnh quai bị
Đối với mọi bệnh nhân:
Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những
thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau
toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol.
Dùng corticoid đúng liều,
quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần
trong 7-10 ngày. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.
Vaccin phòng bệnh quai
bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể
đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần. Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi:
tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ
4-12 tuổi. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi
lần 2 từ 4-12 tuổi. Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi,
trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng
chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị.
Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn
72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.
Phòng bệnh quai bị thụ
động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa
được tiêm vaccin trước đó.
0 nháºn xét trong bà i "Bệnh quai bị?"
Đăng nhận xét