Bệnh
đau mỏi cổ vai gáy là một trong những hội chứng liên quan
đến đốt sống cổ. Bệnh rất dễ gặp ở nhiều lứa tuổi đặc biệt là những người thường
xuyên ngồi một chỗ, ít vận động như dân văn phòng, học sinh, sinh viên..... Tuy
bệnh không gây nguy hiểm lớn nhưng nếu các triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy cứ lặp
đi lặp lại thì người bệnh phải cẩn thận, không nên chủ quan vì rất có thể là
triệu chứng của một số bệnh đáng lo ngại như thoái hóa đốt sống cổ hay thoát vị
đĩa đệm…Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có khả năng nhận biết sớm
các dấu hiệu của bệnh và phương thuốc chữa bệnh đau mỏi cổ vai gáy hiệu quả.
Bệnh đau vai gáy biểu
hiện chủ yếu với các triệu chứng như đau mỏi vùng cổ, co cứng các khối cơ vùng
cổ, bả vai, kèm theo cảm giác tê bì vùng vai lan xuống tay. Các triệu chứng này
biểu hiện có thể do các nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể tại cơ, xương, khớp,
các dây thần kinh vùng cổ, vai, gáy.
Nguyên
nhân gây đau vai gáy
Nguyên nhân của các
bệnh đau cổ, đau vai gáy thường gặp nhất là gối đầu cao khi ngủ hoặc kê đầu
trên vật cứng một thời gian dài vài tiếng như: khi đi xe lúc ngủ đầu tựa trên
ghế dựa, nằm xem tivi... bệnh rất dễ xảy ra đối với người bắt đầu đến tuổi trung
niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.
Ngoài ra nguyên nhân dẫn
đến hội chứng đau cổ vai còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ như:
thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật,
viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau..., hoặc do công việc hàng
ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như lái xe,
sơn trần, làm việc với máy vi tính.
Bệnh hay gặp ở những
người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể
yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi
ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường
hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.
Biểu
hiện của bệnh
Biểu hiện rõ nét nhất của
hiện tượng tổn thương đốt sống cổ hoặc bị chèn ép dây thần kinh hoặc bị thiếu
máu cục bộ đều có thể gây nên triệu chứng đau vai gáy. Đau vai gáy thường xuất
hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc ngồi làm việc ở bàn giấy nhiều thời gian
như đánh máy, cúi xuống đọc văn bản hoặc sửa chữa văn bản, soạn giáo án (các thầy
cô giáo) trong một thời gian dài trong một buổi hoặc trong một ngày và có thể
kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng... Nhiều trường hợp ngoài đau vai
gáy còn gây mỏi ở tay, tê tay, nặng tay cho nên khi làm các động tác dùng một
hoặc hai tay nâng đỡ hoặc khi lái xe (xe máy, xe ô tô) phải làm động tác đổi
tay cầm lái vì tay kia bị mỏi, nặng rất khó chịu.
Tùy theo từng mức độ của
bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Cơn đau
có thể từ vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh
hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh
tay ở một bên hay cả ở hai bên.
Có trường hợp cơn đau bả
vai cánh tay ở một bên sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay
bên đau – đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những
người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai,
đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra
rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI…
Cơn đau nhức có thể xuất
hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau
có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường
có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống
cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.
Để chẩn đoán nguyên
nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán
bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống
cổ.
Nhiều trường hợp tình
trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó
chịu, không tập trung, tư duy kém... ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người
bệnh.
Chữa
trị đau mỏi cổ vai gáy bằng thuốc Đông y:
Đông y cho rằng, để chữa
đau mỏi cổ vai gáy thì phải khu phong, trừ thấp, tán hàn để loại bỏ khí độc ra
khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, phải bồi bổ khí huyết, lưu thông kinh mạch và gân cốt,
hành khí, hoạt huyết, tăng sức đề kháng của cơ thể…
Bài thuốc 1: trinh nữ
16g, kinh giới 16g, phòng phong 16g, cát căn 16g, huyết đằng 16g, độc hoạt 16g,
đỗ trọng 10g, tang chi 12g, , lá lốt 16g, lá đơn đại hoàng 16g củ đợi 12g, tang
ký sinh 16g, cẩu tích 12g, thiên niên kiện 10g, tần giao 10g, quế chi 8g, cam
thảo 12g.
Tất cả các vị thuốc
trên đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày giúp khu phong,
trừ hàn và thông kinh hoạt lạc.
Bài thuốc 2: đương quy
20g, dây chìa vôi 50g, xuyên khung 10g, cẩu tích 20g ngưu tất 40g.
Tất cả đem ngâm rượu
trong 7 ngày, lấy ra uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 chén nhỏ. Bài thuốc có
tác dụng trị cơ xương đau nhức, mỏi vai gáy, trị phong thấp.
Bài thuốc 3: Lấy 1 nắm
lá cúc tần và 1 nắm lá lốt đem giã nhỏ, trộn với rượu rồi sao nóng. Dùng miếng
vải sạch gói các vị thuốc trên lại rồi đem chườm vào vùng cổ vai gáy bị đau.
Phương thuốc này có tác dụng giảm đau, ôn kinh, tán hàn,trục ứ rất hay.
Bệnh đau mỏi cổ vai gáy
không khó chữa trị nhưng người bệnh phải cần nhận biết sớm để việc điều trị được
hiệu quả, tránh các biến chứng nặng hơn do để lâu ngày trở thành mạn tính. Bên
cạnh điều trị bằng thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu, luyện tập vận động
theo lời khuyên của bác sĩ cũng nên được người bệnh thực hiện kiên trì và
nghiêm túc; chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng phải được chú ý, tránh khiêng
vác đồ nặng hay làm việc quá sức; nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian điều trị bệnh
chính là cách giúp căn bệnh nhanh chóng qua đi, người bệnh mau chóng bình phục.
0 nháºn xét trong bà i "Chữa đau vai gáy bằng phương pháp Đông Y"
Đăng nhận xét